Kinh nghiệm nuôi bé

Giấc ngủ quan trọng thế nào đối với trẻ sơ sinh?

05/01/2025

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh luôn được cha mẹ đặc biệt quan tâm bởi vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và tinh thần của bé. Do vậy, việc tạo nên một giấc ngủ chất lượng cho bé rất cần thiết và dựa theo các “tuyệt chiêu” nhất định. 

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Theo chia sẻ của các bác sĩ, từ lúc mới sinh cho đến 1 tháng tuổi trẻ chỉ thức khi đói hay đi tiêu, tiểu. Thời gian còn lại trẻ sẽ ngủ, bởi lẽ lúc này trẻ chưa quen với ánh sáng bên ngoài cũng như chịu ảnh hưởng bởi thói quen nhắm mắt như còn trong bụng mẹ. Đồng thời, đây là giai đoạn trẻ chưa phân biệt được thời gian ngày và đêm. Theo thống kê, trẻ có thể ngủ từ 14 đến 20, thậm chí là 21 giờ một ngày trong năm đầu tiên sau khi chào đời.

Đối với giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia ra thành 2 loại chính: Giấc ngủ nhanh (REM) và Giấc ngủ chậm (Non REM). Cha mẹ có thể hiểu hai loại giấc ngủ này như sau:

Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement: cử động mắt nhanh): Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Giấc ngủ này chiếm khoảng phân nửa thời gian ngủ của trẻ, tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ trong một ngày. 

Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh), được chia thành 4 giai đoạn: 

  • -Giai đoạn 1: Buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.  
  • -Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”  
  • -Giai đoạn 3: Trẻ ngủ sâu 
  • -Giai đoạn 4: Trẻ ngủ rất sâu 

Giấc ngủ của một trẻ sơ sinh sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn 1 cách tuần tự, rồi quay trở lại giai đoạn 2 cà chuyển qua giấc ngủ REM. Trẻ sơ sinh thường cần sự chăm sóc thường xuyên của ba mẹ vào ban đêm vì lúc này trẻ có thể tỉnh giấc vì đói hay cần thay tã, do vậy ba mẹ cần đặc biệt để lưu tâm. 

Tầm quan trọng của giấc ngủ với trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh là thời điểm để não bộ nạp lại năng lượng và trải qua quá trình tăng cường nhận thức tích cực, mang tác động trực tiếp đến quá trình lớn khôn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng trẻ mất ngủ trong những năm tháng đầu đời sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình phát triển tư duy - nhận thức, ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ.

Ngược lại, khi trẻ được ba mẹ chăm sóc kỹ lưỡng, có giấc ngủ ngon và chất lượng sẽ mang đến cho trẻ những lợi ích vượt bậc. 

  • -Khi trẻ ngủ sâu vào những khung giờ: 22 giờ - 24 giờ - 2 giờ sẽ tác động trực tiếp đến các các hormones phát triển chiều cao của con sản sinh tối đa. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đạt chiều cao tối ưu trong tương lai của trẻ và kích thích phát triển về mặt thể chất. 
  • -Một giấc ngủ ngon sẽ giúp con tăng khả năng tập trung, xử lý và ghi nhớ thông tin, tạo kết nối mới giữa các tế bào não. Thông qua đây, đảm bảo và nâng cao khả năng phát triển của não bộ. 
  • -Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ còn ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc của trẻ. Khi trẻ ngủ ngon giấc, sẽ giúp con trong trạng thái thoải mái, tránh tình trạng cáu gắt, quấy khóc. 
  • -Thêm vào đó, giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi sản xuất và giải phóng các tế bào miễn dịch, hormone và các chất kháng vi khuẩn.

Có thể thấy, vai trò của giấc ngủ có liên hệ mật thiết đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, thời gian ngủ dài hay ngắn không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ. Do vậy, ba mẹ cần nâng niu giấc ngủ của trẻ, để trẻ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và có những giấc ngủ thật ngon.